Thời cộng sản Ba Lan Quan_hệ_Ba_Lan_–_Hoa_Kỳ

Sau khi Ba Lan rơi vào tay cộng sản, Hoa Kỳ đã sớm công nhận tân quốc gia mới, nhưng Đại sứ Hoa Kỳ thời hậu chiến, Arthur Bliss Lane, vốn đồng cảm mạnh mẽ với người Ba Lan, đã viết cuốn Tôi thấy Ba Lan bị phản bội để giải thích vì sao các nước phương Tây bỏ rơi Ba Lan vào tay Nga Xô viết. Cảm nhận của Arthur khá giống với tâm lý người Ba Lan, khi họ nhìn Nga/Liên Xô là cuộc gia cai trị bạo tàn, và Hoa Kỳ là đồng minh.

Sau khi Gomulka lên quyền lực, hai bên đã nỗ lực hàn gắn quan hệ. Tuy nhiên chính sách thân Liên Xô và ảnh hưởng cộng sản khiến quan hệ giữa hai nước đi xuống. Thế nhưng, khi Edward Gierek nắm quyền năm 1972, hai bên tái tìm cách thiết lập ngoại giao. Gierek trở thành lãnh đạo Ba Lan đầu tiên thăm Hoa Kỳ, vào 1974.

Sự ra đời của phong trào Công đoàn Đoàn kết vào năm 1980 đã làm gia tăng hy vọng, song nó bị cản trở bởi chính sách đàn áp của chính phủ Cộng sản Ba Lan. Sự việc này khiến mối quan hệ đi xuống trầm trọng, cho tới khi Mikhail Sergeyevich Gorbachyov tiến hành cải cách vào năm 1985, thì bắt đầu mới chứng kiến sự nồng ấm trở lại. Tuy vậy, chỉ khi nhà nước Cộng sản tan rã vào năm 1991, hai nước mới thực sự bước lên con đường ngoại giao mới.